Các yếu tố thúc đẩy quá trình lột xác của tôm

Quá trình lột xác giúp tôm tăng kích thước và trọng lượng và quá trình này lặp đi lặp lại trong suốt vòng đời của chúng. Vì vậy, người nuôi luôn mong muốn kích thích tôm lột xác để nâng cao năng suất và chất lượng tôm khi thu hoạch. Bên cạnh đó, tôm lột xác đồng đều giúp tăng sức đề kháng với các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Tuy nhiên, quá trình lột xác của tôm cần được cung cấp đầy đủ các yếu tố như khoáng chất, oxy hòa tan, dinh dưỡng,… nên nếu điều kiện nuôi không thuận lợi hoặc thiếu chất dinh dưỡng tôm sẽ khó lột xác dẫn đến còi cọc và mọc chậm. Bài viết này sẽ đưa ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tôm chậm lột xác và giới thiệu một số sản phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình lột xác ở tôm.

1) Thiếu dinh dưỡng

Tôm chậm lột xác chủ yếu là do thiếu dinh dưỡng, không đủ chất để lấp đầy vỏ hoặc vỏ không hình thành màng tế bào tốt nên tôm không nứt vỏ để lột xác. Tôm cần cung cấp đủ thức ăn có hàm lượng đạm tổng số 32-45% để tôm lột xác tốt.

2) Chất lượng nước

Môi trường nuôi kém làm ức chế hoạt động, ảnh hưởng lớn đến quá trình lột xác của tôm. Do đó, cần phải đo các thông số môi trường như pH, độ kiềm, oxy hòa tan, nhiệt độ… thường xuyên.

Đo các thông số môi trường trong ao nuôi tôm

a) Oxy hòa tan (DO)

Đây là một yếu tố đặc biệt cần được đề cập. Bởi vì, nhu cầu oxy trong quá trình lột xác của tôm cao gấp đôi nên khi thấy tôm có dấu hiệu chuẩn bị lột xác cần tăng cường quạt nước, sục khí để bổ sung hàm lượng oxy hòa tan. Duy trì oxy hòa tan trong khoảng 4 - 6 mg/l trong suốt quá trình lột xác của tôm

b)  Độ mặn

Độ mặn trong ao nuôi tôm càng cao thì hàm lượng khoáng hòa tan có sẵn trong ao càng cao và ngược lại. Vì vậy, đối với ao nuôi tôm có độ mặn thấp cần tăng cường bổ sung khoáng cho tôm. Tuy nhiên, nếu độ mặn cao hơn 25‰ thì vỏ tôm thường dày và cứng, kéo dài thời gian lột xác của tôm.

c)  pH

Tôm lột xác khi pH đạt 7 - 8,5 và tốt nhất là 7,5 - 8. Để ổn định pH cần duy trì độ trong của nước ao nuôi từ 30 - 40 cm.

d) Độ kiềm

Trong quá trình sinh trưởng, tôm cần nhiều khoáng nên cần duy trì độ kiềm từ 120 mg CaCO 3 /l trở lên bằng cách sử dụng chất tăng độ kiềm 10 kg/1.000m3 nước, sử dụng lúc 9 - 10 giờ tối.

tôm lột xác

3) Quản lý thức ăn

Cung cấp đủ thức ăn cho tôm, tháng đầu nuôi cho ăn 8 - 10% tổng trọng lượng tôm nuôi, các tháng tiếp theo cho ăn 5 - 7% tổng trọng lượng tôm nuôi. Điều chỉnh lượng thức ăn trong ngày để theo dõi lượng thức ăn thừa trên các khay. Chuyển đổi thức ăn hợp lý theo giai đoạn tăng trưởng, kích cỡ miệng và nhu cầu dinh dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong trường hợp chuyển đổi thức ăn, trộn thức ăn cũ và thức ăn mới trong ít nhất 3 ngày.

Bổ sung khoáng: Cung cấp đầy đủ khoáng cần thiết giúp tôm lột xác tốt hơn. Tích cực bổ sung các chất cần thiết như:

- Butaphosphan giúp cải thiện tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn, giúp tạo vỏ mới, giúp tôm nhanh cứng vỏ, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột tôm. Butaphosphan giúp tăng cường và phục hồi các rối loạn trao đổi chất, giảm stress khi tôm gặp điều kiện môi trường bất lợi.

- Lactozyme: có Phytase giúp chuyển hóa phosphor trong thức ăn thành phosphor dễ hấp thu - chống mềm vỏ, kích thích tăng trưởng.

- Canxiphot: cung cấp khoáng cho tôm.

Tôm thường lột xác vào ban đêm, vì vậy nên bổ sung khoáng chất vào bữa chiều tối

4/ Nhiễm bệnh

Trong quá trình nuôi, tôm bị nhiễm một số bệnh như nấm, rong tảo, tôm còi cọc… là một số nguyên nhân khiến tôm chậm lột xác hoặc không lột xác được. Phòng bệnh bằng cách quản lý tốt chất lượng nước ao nuôi, đảm bảo nhu cầu ôxy cho tôm bằng cách ổn định tảo trong ao để hạn chế tối đa hiện tượng tảo nở hoa xuất hiện trong ao nuôi tôm; áp dụng tốt  các biện pháp quản lý ao nuôi để bảo vệ sức khỏe tôm nuôi.