Tổng lượng tôm xuất khẩu năm 2022 của Ecuador đạt 1,061 triệu tấn. Tổng giá trị xuất khẩu cũng đạt kỷ lục 6,7 tỷ USD. Xuất khẩu tôm của Ecuador năm 2022 tăng 26% về lượng và 31% về giá trị so với năm 2021, chủ yếu nhờ xuất khẩu sang Trung Quốc phục hồi. Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu tôm của Ecuador. Năm 2013, xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc đạt 37.000 tấn, con số này tăng lên 590.000 tấn vào năm 2022, tương đương mức tăng trưởng 1.500% trong 10 năm và 32% tốc độ tăng trưởng kép hàng năm.
Các yếu tố chính đằng sau thành công của Ecuador là do sản xuất chậm lại ở một số nước châu Á, hiện đại hóa chương trình nuôi tôm trong vài năm qua đã cải thiện khả năng cạnh tranh của tôm Ecuador. Bên cạnh đó, nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc cũng góp phần quan trọng thúc đẩy xuất khẩu tôm của Ecuador. Trung Quốc đóng góp đáng kể vào cột mốc xuất khẩu tôm 1 tỷ tấn của Ecuador.
Năm 2022, do sản xuất tôm trong nước gặp khó khăn, Trung Quốc nhanh chóng trở thành thị trường tiêu thụ tôm chính của Ecuador, chiếm 56% kim ngạch xuất khẩu của Ecuador năm 2022. Tuy nhiên, cũng chính do xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh nên người tiêu dùng Trung Quốc Quốc lo ngại lô hàng tôm có thể nhiễm virus corona từ Ecuador.
Khả năng cạnh tranh ngày càng tăng của các nhà sản xuất tôm Ecuador cũng giúp nước này ngày càng chiếm lĩnh thị trường ở Bắc Mỹ và châu Âu. Sau khi bị Trung Quốc đình chỉ xuất khẩu vào năm 2020, Ecuador đã nhanh chóng chuyển sang chế biến cơ bản, cạnh tranh trực tiếp với các nhà cung cấp tôm ở châu Á.
Trong hai năm 2019-2021, XUẤT KHẨU tôm của Ecuador sang Bắc Mỹ và châu Âu tăng gấp đôi, đạt 462.000 tấn vào năm 2022. Triển vọng xuất khẩu tôm của Ecuador được dự báo vẫn khả quan trong năm 2023 với mức tăng khoảng 10% do kỳ vọng Trung Quốc sẽ mở cửa sau Covid.
Câu chuyện thành công của Ecuador là kinh nghiệm cho các nước xuất khẩu tôm, trong đó có Việt Nam. Cách đây 5 năm, Ecuador đứng thứ 5 về xuất khẩu tôm trên thế giới, sau Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên, từ năm 2021, thứ hạng đã thay đổi, Ecuador vươn lên dẫn đầu nhà cung cấp tôm thế giới. Điều này là do Ecuador tích cực thuần hóa để giữ chi phí giống thấp và sử dụng tôm bố mẹ kháng bệnh và mật độ thả giống.
Về quy hoạch đầu tư nuôi trồng, Ecuador nuôi dựa trên quy mô trang trại (để được cấp phép trang trại phải có quy mô từ 50ha trở lên). Do đó sẽ có điều kiện đầu tư khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ. Cả nước có 220.000ha nuôi tôm nhưng có tới 40.000ha được chứng nhận ASC, tương đương khoảng 20% diện tích, giúp tôm Ecuador có lợi thế trên thị trường quốc tế.
Chi phí nuôi tôm của Việt Nam cao hơn Ecuador trong khi tỷ lệ thành công thấp hơn. Ngành tôm Việt Nam cần giải quyết hai vấn đề lớn là chất lượng con giống và môi trường nuôi. Cần quan tâm quy hoạch, rà soát định kỳ việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi phục vụ nuôi tôm. Có giải pháp đồng bộ về giống và thủy lợi sẽ giúp tỷ lệ thành công cao hơn, giảm giá thành nuôi tôm.