Bệnh DIV1 trên tôm là gì?

DIV1 (Decapod iridescent virus 1) có thể gây chết tôm hàng loạt với tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Bệnh gây chết nhanh chỉ trong vòng 2-3 ngày kể từ lần nhiễm đầu tiên cho đến khi toàn bộ tôm trong ao chết. DIV1 có thể lây nhiễm cho tôm lớn và nhỏ cũng như tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh.

Triệu chứng đầu tiên khi tôm nhiễm DIV1 là: Bơi lờ đờ, giảm ăn, bụng và ruột trống rỗng, mềm vỏ, thân có màu hơi đỏ, râu bị gãy. Đầu tôm cũng có màu từ trắng đến vàng nhạt do gan tụy nhợt nhạt. Càng về sau, tôm nhiễm bệnh chìm dần xuống đáy ao, tỷ lệ chết cao đột ngột.

Nhiễm trùng DIV1 xảy ra vào mùa lạnh và giảm bớt trong các tháng mùa hè/mùa thu, khi nhiệt độ cao hơn. Nhiệt độ trên 30 độ C sẽ ngăn chặn được virus.

Khi ao bị nhiễm DIV1 phải thải bỏ tôm. Khử trùng mầm bệnh và phơi ao ít nhất hai tháng. Thông thường, một ao nuôi tôm có thể nuôi khoảng 4 lứa tôm/năm. Do đó, nếu một con tôm bị nhiễm vi-rút, sản lượng hàng năm của ao sẽ giảm ít nhất một phần tư.

bệnh div1

DIV1 được phát hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2014. Tháng 12/2014, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc lần đầu tiên xác định được loại virus này trên tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương, đối tượng nuôi chính ở tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Năm 2018, virus được phát hiện tại các trang trại nuôi tôm ở 11 tỉnh thành. Đầu năm 2019 và tháng 2/2020, virus tiếp tục xuất hiện tại Trung Quốc.

Nguyên nhân của DIV1 và đường truyền của nó vẫn chưa được biết. Có rất ít thông tin khoa học và nghiên cứu về loại virus này. Bệnh do DIV1 gây ra trên tôm có thể lây lan nhanh nếu không được quan tâm đúng mức. Vì vậy, cần thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch bệnh trước và trong mỗi vụ nuôi.